Nguồn gốc bánh chưng và ý nghĩa truyền thống người Việt
Mỗi dịp Tết đến xuân về chúng ta lại quây quần bên gia đình sum họp cùng nhau gói bánh chưng, đón năm mới sang. Vậy nguồn gốc bánh chưng được bắt nguồn từ đâu? Và ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của người Việt được lưu lại ngàn đời. Bánh chưng được xem là linh hồn Tết Việt, được cả thế giới biết đến, nêu con giá trị truyền thống của dân tộc.
Nguồn gốc bánh chưng
Tự hào là người con đất Việt, mang trong mình dòng máu người Việt Nam, chúng ta mỗi người hãy luôn tưởng nhớ tới những giá trị tươi đẹp, lưu truyền đến muôn đời.
Tương truyền rằng, vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Những người con của nhà vua đều mang đến món sơn hào hải vị, thì hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo. Đó chính là bánh chưng và bánh dày, món ăn thân thuộc được làm từ hạt gạo thơm ngon, thứ không bao giờ thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Chiếc bánh chưng chính là biểu tượng trưng cho Đất: hình dáng vuông vức, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp cái hoa vàng chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc trong thời gian từ 8-10 giờ đồng hồ. Mùi thơm từ gạo, lá rong hòa quyện vào nhau cho ra món ăn vô cùng đặc biệt. Kể từ đó được lưu truyền khắp nơi, trở thành món ăn cổ truyền – linh hồn của Tết Việt.
Bánh dày tròn chính là tượng trưng cho Trời: trắng muốt được làm từ nếp đập nhuyễn và dẻo. Tùy không phải là món ăn tượng trưng cho dịp Tết, nhưng cũng trở thành món ăn thân thuộc vào nhiều dịp trong năm của người Việt.
Hai chiếc bánh tượng trưng cho Trời Đất, ôm lấy vạn vật, thể hiện công ơn dưỡng dục của cha mẹ và nhiều điều thiêng liêng quý báu, cần được lưu giữ và truyền lại cho muôn đời sau.
Xem thêm:”Tết ông Công, ông Táo”
Bánh chưng Việt Nam
Đọc thêm:”Những món ăn ngày Tết cổ truyền Việt Nam”
Ý nghĩa của bánh chưng
Mỗi món ăn Việt Nam đều có những đặc điểm riêng, những ý nghĩa, nết đẹp riêng, thể hiện những phong tục tập quán khác nhau của từng vùng miền nói riêng và Việt Nam nói chung. Những món ăn có từ ngàn đời xưa mang những ý nghĩa nhất định được lưu ý có muôn đời sau. Bánh chưng hình vuông, bánh dày hình tròn là sự đại diện cho Đất Trời, được nhân dân tôn thờ, luôn ôm lấy, bao bọc và che chở nhân dân. Bánh chưng, bánh dày là thức ăn làm từ gạo thân thuộc nhưng vô cùng trang trọng, cao quý để cúng lên ông bà tổ tiên. Thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành nuôi dậy to lớn, bao la của cha mẹ. Phong tục truyền thống thờ cúng bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh. Đây chính là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt Nam.
Thể hiện yêu thương bao bọc của con người với con người. Hàng năm, cứ trước tết âm lịch khoảng 2 đến 3 ngày, các gia đình đều tất bật chuẩn bị gói bánh chưng. Hạnh phúc nhất là giây phút cả gia đình quây quần bên nhau bên nồi bánh chưng luôn. Mùi thơm của bánh chưng, mùi của bếp lửa ấm vào những ngày cận Tết lạnh,…
Chúc cho toàn thể mọi người có một năm mới bình an hạnh phúc. Gia đình quây quần sum họp bên nhau, cùng nhau kể cho nhau nghe những câu chuyện thật bình dị. Mỗi độ Tết đến xuân về nhà nhà lại cùng nô nức quây quần bên nhau, bên những bữa cơm đoàn viên, cùng hồi tưởng lại những năm tháng đã qua và viết lên những ước mơ về một năm mới nhiều điều may mắn hạnh phúc. Chỉ mong ai ai cũng có sức khỏe, bình an!