Tết cổ truyền của người Việt Nam đặc biệt như thế nào?

Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, mảnh đất hình chữ S tươi đẹp này, mang theo những hoài bão và ước ao lớn lên được đi khắp nơi khám phá từng vùng miền và cách sống của con người từng địa phương. Tết cổ truyền của Người Việt Nam đặc biệt như thế nào? Hay còn gọi là Tết Nguyên Đán vô mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt.

TẠI SAO TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM LẠI ĐẶC BIỆT?

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm Lịch là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam, điều này ăn sâu vào từng máu thịt, tâm trí của những người con dân tộc Việt. Điều mà đi đâu ai cũng nhớ về, cho dù là những người xa xứ lâu lâu, định cư nước người những vẫn luôn nhớ về nguồn cội, ngày Tết cổ truyền thiêng liêng, nhớ về cội nguồn cha ông ta,….

Hàng năm, Tết cổ truyền được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước trên thế giới đang có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên, Tết được diễn ra trong nhiều ngày và mỗi nơi lại có những phong tục tập quán nét riêng. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng trên cả nước, chào đón mùa xuân sang trong niềm hân hoan. Tết vào đúng mùa xuân, mùa đầu tiên của năm, mùa đẹp nhất trong năm, muôn hoa đua nở, cây lá đâm trồi nảy lộc,… bao nhiêu điều ý nghĩa trong những ngày đầu năm.

Tết cổ truyền của người Việt Nam

Tết cổ truyền của người Việt Nam

Tết cổ truyền của Người Việt Nam đã ăn sâu vào trong tiềm thức cũng mọi người, từ những đứa trẻ nhỏ đến những người già, mỗi khi nhắc đến Tết là lòng lại thấy bồi hồi xuyến xao. Trẻ nhỏ thì Tết Tết bố mẹ lại sắm cho những bộ quần áo mới súng diện diện đồ đi chơi Tết, háo hức được nhận những phong bao lì xì, vui vẻ hồn nhiên, theo bố mẹ đi chúc Tết ông bà cô dì chú bác. Nhưng người già thì mong ngóng những đứa con sum vầy, cả nhà quay quần bên mâm cơm cuối năm, có lẽ khi về già điều mà ông bà mong chờ nhất chính là được gặp con cháu, gia đình đoàn tụ viên mã, ngồi nghe những câu chuyện, kể lại những kỷ niệm đã qua từ rất lâu,…. Những người con làm ăn xa xứ cuối năm mới có dịp trở về nhà đoàn viên, sắm sửa cho gia đình những món đồ mới, cùng nhau chúc tụng, mong một năm hạnh phúc bình an. Cũng có những người ăn Tết ở nơi xa quê hương, không thể về với gia đình trong giây phút đoàn viên cuối năm, buồn tủi thân, nhưng sau tất cả họ vẫn luôn hướng về quê hương, nơi sinh ra và lớn lên, nơi có gia đình cội nguồn, nơi mà đi đâu cũng muốn về,…

“Về nhà ăn Tết” câu nói của những người đang ở xa nhà, mong đợi đến ngày cuối năm tạm gác lại công việc quay về đoàn viên với gia đình.

Ý NGHĨA NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Tết Nguyên Đán mang đậm ý nghĩa, nét văn hóa cổ truyền sâu sắc và độc đáo của dân tộc Việt Nam. Tết cổ truyền Việt Nam là dịp đặc biệt để mọi người hành hương đi chùa, đền, cầu mong một năm bình an, may mắn, lộc cả năm. Các thành viên trong gia đình sum họp để cùng nhau đón một năm mới, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn và tạm biệt năm cũ đã qua đi, mỗi người lại thêm một tuổi mới trong niềm vui hân hoan. Vì đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam, nên mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất nhất với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, quanh năm đầy đủ ấm no. Cả năm làm ăn tất bật với cơm áo gạo tiền, những người cuối năm, đầu năm mới có dịp ngồi lại nhìn lại những gì mà năm cũ đã qua đã làm được gì và mất những gì,…

Hàng năm bắt đầu từ 23 tháng chạp tức ngày ông Công ông Táo về trời là không khí Tết đã bao trùm lên mọi miền Tổ Quốc. Đặc trưng của miền Bắc đó chính là Hoa Đào và Quất, đặc trưng của miền Nam chính là Hoa Mai vàng nợ rộ khắp mọi nơi. Bây giờ do đổi mới và phát triển hơn nên người dân có thêm nhiều thú vui hoa lá khác nhưng hoa Lan ngày Tết hay nhiều loại hoa khác, tượng trưng cho một mùa xuân khởi đầu đầy may mắn.

Tết thì làm sao mà thiếu được bánh Chưng xanh với câu đối đỏ, nhà nào cũng gói bánh chưng ( Có thể là bánh chưng vuông hoặc bánh chưng tròn), ngồi luộc bánh quanh bếp lửa kể những câu chuyện hết sức đời thường. Nhà nhà nô nức sắm Tết, cho dù ngày thường có thiếu nhiều nhưng những ngày Tết phải thật tươm tất.

Tết cổ truyền của người Việt Nam có thể chia thành ba tiết, gọi là Tất niên (Trước giao thừa), Giao thừa (Giao thừa) và Tân niên (Năm mới), tượng trưng cho việc chuẩn bị trước Tết, thời khắc giao thừa và đón chào năm mới với những điều mới. Tất Niên thường diễn ra vào ngày 28-29-30/12 âm lịch (năm cũ), là thời điểm tốt nhất để mọi người quây quần và thưởng thức bữa ăn cuối cùng của năm bên gia đình sum vầy. Giao thừa chính là khoảng khắc giao giữa năm cũ qua đi và chào đón năm mới tới. Tùy thuộc vào từng gia đình cũng như tục lệ của từng địa phương, thường thì mỗi gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ – một mâm cỗ ngoài trời cúng Thần linh hoặc những vong hồn lang thang cơ nhỡ, một mâm cỗ cúng tổ tiên trong nhà để cầu mong một năm mới sức khỏe, thịnh vượng và may mắn đến với mọi thành viên trong gia đình khi bước sang năm mới. Và tiếp đến là những ngày đầu xuân, gia đình họ hàng con cháu gặp nhau chúc mừng năm mới. Cùng nhau ngồi lại chúc tụng nhau làm ăn phát tài phát lộc, sức khỏe bình an, Lì xì cho những cháu nhỏ hay người già, ăn cùng nhau những bữa cơm đầu năm.

Mâm cỗ cổ truyền trong ngày Tết của người Việt Nam

Mâm cỗ cổ truyền trong ngày Tết của người Việt Nam

Những món ăn biểu tượng cho ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam như: Bánh chưng, dưa hành, thịt kho tàu, giò lụa, những món mứt Tết,…Đặc biệt, mâm ngũ quả với những điều vô cùng ý nghĩa được các mẹ sắm sửa cho gia đình mình bày lên ban thờ ngày Tết.

Dịp đầu năm cũng có nhiều lễ hội diễn ra trên khắp cả nước, tùy vào từng phong tục tập quán của từng địa phương mà có những cách thức tổ chức khác nhau,…. nhưng đều là để đón năm mới, mừng đất nước thắng lợi mới. Người dân đi chùa, lễ phật cầu bình an, hạnh phúc, lộc vào nhà,….

Xem thêm:”Du xuân đến với Sapa vào tháng 1 này

Tháng 2, đi du xuân ở Mộc Châu ngắm hoa Mận hoa đào

Tham gia ngay chiến dịch D2C kiếm tiền online

Tết này về nhà sớm nhé! Về đoàn viên với gia đình, quây quần cùng nhau bên mâm cơm cuối năm, cùng nhau gặp gỡ chúc mừng năm mới, chúc cho năm mới an lành, hạnh phúc,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Call Now Button