Vì sao tháng 12 âm lịch lại được gọi là tháng chạp, tháng củ mật?
Tháng chạp là tháng mấy? Có lẽ vẫn rất nhiều bạn đọc thắc mắc. Tháng chạp hay còn gọi là tháng củ mật chính là tháng 12 âm lịch, tháng cuối cùng của năm. Vậy là một năm nữa lại sắp qua đi, chuẩn bị đón chào năm mới. Bạn còn bao dự định đang dang dở? Hay đã có một năm thành công rực rỡ? Hãy cùng chia sẻ với tôi nhé!
Vì sao tháng 12 âm lịch lại được gọi là tháng chạp?
Bạn đã trải qua bao nhiêu tháng 12 âm lịch? Trải qua bao nhiêu mùa Tết đến? Có được đoàn viên sum họp hay còn đang bận làm ăn xa quê hương. Tháng 12 đến báo hiệu một năm lại sắp qua, đôi khi trong ta còn nhiều bộn bề lo toan của cuộc sống.
Tháng chạp – tháng củ mật
Xem thêm:”Nguồn gốc bánh chưng và ý nghĩa truyền thống“
Cách gọi tháng chạp hay tháng củ mật được bắt nguồn từ việc ngày xưa, tháng 12 là tháng mà bọn đạo tặc tăng cường hoạt động để kiếm tiền tiêu. Tháng này thường rất dễ mất trộm vì là tháng thu hoạch cuối năm, mọi người bận rộn nên dễ lơ là. “Củ mật” còn có ý nghĩa nữa là cẩn thận củi lửa, vì vào cuối năm người xưa thường tổ chức tiệc tùng, cỗ bàn nhiều, cùng với thời tiết hanh khô nên dễ sơ sẩy gây ra hỏa hoạn.
Cũng theo nhiều tư liệu ghi lại gọi tháng 12 là tháng Chạp cũng được xuất phát từ văn hóa Trung Quốc xưa. Chữ “chạp” là một biến âm của “lạp” trong tiếng Hán, mà Lạp là một lễ tế thần vào dịp cuối năm âm lịch của người Trung Quốc xưa và tháng cuối năm này cũng được gọi là Lạp nguyệt (với “nguyệt” nghĩa là tháng).
Bởi vì người Việt Nam có phần chịu ảnh hưởng qua lại với Trung Quốc nên trong văn hóa cũng có rất nhiều nét tương đồng. Tháng 12 cũng là tháng có nhiều lễ cúng bái và dần được gọi là “giỗ chạp”. Người Việt cũng coi trọng việc chăm sóc mồ mả tổ tiên nên cuối năm cũng là dịp mà mọi người thăm nom, sửa dọn phần mộ cho tươm tất và thắp hương để mời tổ tiên về nhà ăn tết.
Tháng chạp nên làm những gì?
Tháng chạp gõ cửa, chúng ta cần làm những gì? Hãy nhìn lại một năm đi qua, bạn đã làm được những gì, hãy ngồi lại để suy ngẫm về những gì trải qua. Những gì đã làm được, những gì còn dở dang. Hãy cố gắng hết sức cho những dự định vẫn chưa đạt được.
- Thành tâm thắp hương tổ tiên dòng họ phù hộ cho con cháu được bình an mạnh khỏe. Công việc thuận buồm xuôi giá, gặt hái được thành công vào tháng cuối năm.
- Đi lễ chùa, ăn chay cúng giường chư tăng phật tử, hoan hỉ cả năm
- Luôn tỏ lòng thành kính và biết ơn những đấng sinh thành, những người đã đến bên cuộc đời cho ta những điều hay.
- Xóa bỏ những muộn phiền trong lòng
- Hoan hỉ đón nhận những điều tốt đẹp, làm việc thiện, phát tâm an lạc.
Tháng chạp tháng củ mật
Hãy làm những điều thật ý nghĩa vào tháng chạp tháng cuối cùng của năm. Một năm nữa lại sắp qua đi, nhìn lại chặng đường sao nhanh đến thế, vèo cái hết năm. Cứ ngỡ như mình chưa làm được gì, thời gian như vội vàng qua, khiến bao dự định đang còn dang dở.
Đọc thêm:”Những món ăn ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam“